IT Là Gì? Học Và Làm IT Là Làm Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Ngành IT 2023

Công Nghệ Thông Tin ( viết tắt CNTT) . IT đang là lĩnh vực được nhiều bạn trẻ ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy ngành IT là gì? Mô tả chi tiết về công việc IT? Hãy cùng tìm hiểu thêm dưới bài đọc này nhé.

Ngành IT là gì?

IT – Information Technology, (Công Nghệ Thông Tin, viết tắt CNTT) là một chuyên ngành để chỉ việc ứng dụng phần mềm, hệ thống máy tính và mạng Internet vào việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi và lưu trữ thông tin dưới các dạng khác nhau. Nói cách khác, việc này ứng dụng công nghệ hiện đại để khai thác và sáng tạo thông tin, xử lý, lưu trữ thông tin.

Công Nghệ Thông Tin là nền tảng cho sự trao đổi thông tin trên nền tảng công nghệ với phương châm cải tiến, bền vững và tái tạo. Ngày nay, Có tổng cộng 5 nhóm chuyên ngành nổi bật nhất trong Công Nghệ Thông Tin, bao gồm:

  • Khoa học máy tính

  • Kỹ thuật máy tính

  • Hệ thống thông tin

  • Mạng máy tính truyền thông

  • Kỹ thuật phần mềm

Trong số trên, kỹ thuật phần mềm được đánh giá sẽ là ngành nghề IT cực hot trong tương lai. Ngoài ra, nhu cầu bảo mật thông tin cao từ các tập đoàn lớn đồng thời giúp nâng cao giá trị của ngành kỹ thuật phần mềm và lưu giữ dữ liệu tốt hơn.

IT là gì? Đây là viết tắt của chữ của Information Technology (Nguồn: Internet)

IT là gì? Đây là viết tắt của chữ của Information Technology 

Học IT là học gì?

Sinh viên IT sẽ được học tập giáo trình phù hợp tuỳ theo chuyên ngành. Dù vậy, có một số môn cơ lý thuyết cơ bản nhất mà tân sinh viên công nghệ nào cũng sẽ được tiếp cận qua.

  • Kiến thức cơ bản về máy tính

  • Kiến thức căn bản về Công Nghệ Thông Tin

  • Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến được áp dụng thường xuyên

  • Quy trình phát triển phần mềm và ứng dụng Công Nghệ theo xu hướng SMAC (Social | Mạng xã hội, Mobility | Di động, Analytics | Phân tích dữ liệu và Điện toán đám mây | Cloud): Sinh viên sẽ được học về phương pháp, kỹ thuật áp dụng trong phân tích, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì phần mềm.

  • Ngoài ra, còn nhiều môn học khác tuỳ thuộc vào vào nhóm ngành của bạn

Khi đã đi sâu vào các chuyên môn kể trên, sinh viên có cơ hội nâng cao vốn kiến thức thuộc về nghiên cứu phát triển, gia công và áp dụng hệ thống phần mềm. Ngoài ra, bạn sẽ được trang bị kỹ năng về thiết kế, cài đặt, vận hành, bảo trì phần cứng/phần mềm và bảo mật thông tin của thiết bị điện tử.

Học IT nên học trường nào? Ngành IT thi khối nào?

Học đại học ngành IT – Công Nghệ Thông Tin thi khối nào?

Để ghi danh vào ngành Công Nghệ Thông Tin, bạn có thể theo học khối A hoặc khối D.

Đối với khối A có những tổ hợp sau để theo ngành IT: A00 (Toán, Lý, Hoá) và khối A01 (Toán, Lý, Anh),

Khối D có những tổ hợp sau để theo ngành Công Nghệ Thông Tin: D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hoá, Anh), D10 (Toán, Địa, Anh), D90 ( Toán, Anh, Môn khoa học tự nhiên).

May mắn thay, nhu cầu chào đón các chuyên gia công nghệ thông tin đang tăng nhanh. Những lĩnh vực khác có tỷ lệ cạnh tranh cao, đồng thời yêu cầu trình độ chuyên môn sẵn có. Theo trường ĐH Yersin, đây là danh sách các trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu theo từng vùng:

IT là gì? Các trường đại học có chương trình đào tạo về ngành IT - Công ngệ thông tin

Các trường đại học ở Việt Nam có chương trình đào tạo riêng cho ngành IT

Trường đào tạo công nghệ thông tin tại miền Bắc

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Xứng danh là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Oceania Top University League on Engineering). Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) đã và luôn là một trong những trường đại học đa ngành có chuẩn đầu ra chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. 

Có lịch sử hơn 28 nămkhoa Công nghệ Thông tin, nay đã đổi tên thành Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông là tập hợp của 3 đơn vị tin học của Trường: Khoa Tin học, Phòng Thí nghiệm Chuyên đề Xử lý tin (Khoa Điện tử – Viễn thông), và Trung tâm Máy tính và Tin học Ứng dụng. Ngay từ lúc thành lập, Khoa được công nhận là một trong 7 nơi đào tạo chuyên ngành quan trọng nhất tại Việt Nam.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) (Nguồn: Internet)

Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Tuy chỉ mới được thành lập vào năm 2004, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã được công nhận về chương trình đào tạo công nghệ thông tin. Sinh viên chuyên ngành IT của trường được tham gia các lớp lý thuyết song song với áp dụng thực tiễn.

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của Nhà trường được biết đến với phương pháp giảng dạy gần gũi và không kém phần chuyên nghiệp. Đặc biệt hơn, Trường Đại học Công nghệ liên kết với hơn 50 trường đại học, viện nghiên cứu và tập đoàn công nghiệp.

Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguồn: Internet))

  • Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Trường Đại học FPT

Trường đào tạo công nghệ thông tin tại miền Trung, khu vực Tây Nguyên

  • Trường Đại học Yersin Đà Lạt

  • Trường Đại học Phú Xuân

  • Trường Đại học Vinh

  • Trường Đại học Quy Nhơn

  • Trường Đại học Nha Trang

  • Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

  • Trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng

  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

Trường đào tạo công nghệ thông tin tại miền Nam

Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM (UIT)

Trường Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với điểm mạng về đào tạo ngành IT – Công nghệ Thông tin và truyền thông. Trường hướng đến mục tiêu cao nhất là đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn tốt nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá của đất nước.

Có tổng cộng 7 chương trình đào tạo dành cho các bạn sinh viên theo hệ chính quy. Dành cho những cá nhân muốn nâng cao kiến thức chuyên môn, UIT có 03 chương trình học lên thạc sĩ và 02 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ công nghệ thông tin.

Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. HCM (UIT)

Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM (UIT) (Nguồn: Internet)

Đại học RMIT Việt Nam

Trụ sở chính của RMIT, trường đại học lớn nhất của Úc, đặt tại Melbourne. Sinh viên Việt Nam có ý định đi du học Úc nay đã có cơ hội phát triển tài năng của mình tại quê nhà với chứng chỉ quốc tế tại RMIT Việt Nam. Ngoài đào tạo chuyên nghiệp về kinh doanh, thiết kế. Nhóm ngành công nghệ thông tin của trường nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng sinh viên đam mê IT.

Đại học RMIT Việt Nam

Đại học RMIT Việt Nam (Nguồn: Internet)

Bằng chứng nhận công nghệ thông tin khẳng định một người đã có kỹ năng cần thiết cho công việc. Trong trường hợp bạn không có gì để chứng minh năng lực, CompTIA A+ sẽ giúp bạn có được chứng chỉ công nghệ thông tin đầu vào, đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành công nghiệp và khái quát được những kỹ năng cần thiết cho các bạn lần đầu tiên bước chân vào công nghệ thông tin.

Học IT ra trường làm gì?

Như đã nêu trên, cơ hội làm việc trong ngành IT đang dồi dào hơn bao giờ hết. Tùy vào mỗi công ty sẽ có những công việc cụ thể đối với các vị trí trong ngành IT. Tổng quan về các công việc IT ở Việt Nam có thể được rút gọn theo danh sách sau.

Học ngành IT  ra trường có thể phát triển ở mảng website developer

1. Phát triển ứng dụng di động- App điện thoại

Điện thoại di động đã trở thành một vật bất ly thân với chúng ta. Với tính ứng dụng cao và độ gọn nhẹ, chiếc điện thoại trở thành công cụ tích hợp thông minh. 

Biết được điều này, các doanh nghiệp nhanh chóng quảng bá thương hiệu của mình qua các ứng dụng trên điện thoại của bạn. Các ứng dụng nổi tiếng có thể bạn sử dụng hằng ngày là: Facebook, Instagram, Tiktok,…

Ngoài ra, các nhà lập trình game cũng có thể lấn sân sang việc phát hành app trò chơi trên nền tảng di động. Đây cũng là một ngành tiềm năng sẽ được đầu tư trong tương lai.

Các lập trình viên cũng có thể đi theo công việc phát triển phần mềm di động

Các lập trình viên cũng có thể đi theo công việc phát triển phần mềm di động

2. Web developer (Phát triển website)

Công việc này thường được gọi là nhà phát triển Web ( Web Developer). Họ có nhiệm vụ tạo ra trang mạng có lưu trữ thông tin mới đến cho người dùng bằng cách sử dụng ngôn ngữ trình duyệt Web phổ biến PHP ( viết tắt từ Personal Homepage Tools mà ngày nay đã được đổi sang gọi là Hypertext Preprocessor)

PHP chính là chiếc chìa khóa nhân viên IT chuyên dùng để lập trình và phát triển máy chủ, mã nguồn,…Từ đó tạo nên các trang Web đáp ứng được tiêu chí người dùng.

Website developer là một vị trí phổ biến trong lĩnh vực IT

Website developer là một vị trí phổ biến trong lĩnh vực IT 

Thị trường phát triển phần mềm Game đang biến hoá không ngừng nhờ vào nhu cầu giải trí của con người. Chức danh cho ứng viên gia nhập vào vị trí này là Nhà phát triển ứng dụng Game (Game developer).

Đằng sau thành công khi ra mắt Game chính là sự phối hợp, làm việc liên tục của các nhà phát triển ứng dụng Game với các phòng ban khác. Vị trí này sẽ góp mặt từ khâu lên ý tưởng, thực hiện lập trình và thử nghiệm Game cho đến kết hợp âm thanh, hình ảnh vào để đem lại trải nghiệm cao nhất cho các Game thủ.

Chi tiết quy trình cho ra mắt Game bao gồm:

  • Đưa ra bản thảo ý tưởng, liệt kê những điểm nổi bật từ game.

  • Phát triển bản game mẫu để trải nghiệm, từ đó đưa ra đánh giá và điểm cần cải thiện.

  • Phát hành game.

Bạn cũng có thể trở thành Game Developer khi học ngành IT

Bạn cũng có thể trở thành Game Developer khi học ngành IT

4. Bảo mật thông tin

Các cá nhân và doanh nghiệp lớn đều ít nhiều lưu trữ thông tin dưới dạng file lưu trữ. Do đó, vấn đề bảo mật thông tin đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong tình thế đó, các nhân viên trong lĩnh vực bảo mật sẽ phát huy hết khả năng của mình để gia tăng độ chắc chắn khi bảo vệ thông tin, chống rò rỉ tài liệu cá nhân.

Thông tin phải được bảo mật tránh rủi ro bị lấy cắp 

5. Front end/ Back end developer

Trình duyệt bạn đang sử dụng cần sự hợp tác chặt chẽ từ Front end và Back end developer để hoàn thiện. Front end developer sẽ nắm trọng trách xây dựng giao diện website thân thiện với người dùng. Ngược lại, nhiệm vụ của Back end developer là đảm bảo mọi thao tác trên máy chủ của mình đều hoạt động trơn tru

6. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo trong tiếng Anh được gọi là Artificial Intelligence (AI ). Thuật ngữ AI đã trở nên phổ biến và được đón nhận khắp nơi khi đem lại những đóng góp vượt bậc cho loài người.

Những sản phẩm AI nổi tiếng hiện nay đã được tích hợp ngay trên điện thoại thông minh như công nghệ nhận diện giọng nói tự động, trợ lý ảo, nhận diện khuôn mặt để mở khóa,…

7. Tổng hợp các vị trí chuyên sâu trong ngành IT – Công Nghệ Thông Tin

Ngoài ra, dưới đây là tổng hợp một số vị trí phổ biến của ngành IT khi đi vào chuyên sâu.

Vị trí công việc IT thuộc phần cứng

Các công việc chuyên về phần cứng:

  • Nhân viên IT helpdesk

  • Kỹ thuật viên máy tính

  • Kỹ sư mạng máy tính

  • Sản xuất phần cứng

Mô tả chi tiết công việc IT phần cứng

  • Nắm vững chuyên môn về cài đặt, khắc phục sự cố máy móc thuộc mạng lưới.

  • Đảm bảo hoạt động của thiết bị có liên kết với máy tính như bàn phím, màn hình, ổ cứng, máy in,…

  • Cài đặt cấu hình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị.

  • Bảo mật thông tin mạng lưới nội bộ của doanh nghiệp.

  • Nắm những cập nhật phiên bản mới nhất để hướng dẫn cách hoạt động cho người dùng.

  • Đều đặn bảo trì, nâng cắp hệ thống đễ duy trì tiến độ công việc.

  • Chuẩn đoán, đưa ra giải pháp khắc phục lỗi máy tính.

Mô tả chi tiết công việc IT phần cứng

Mô tả chi tiết công việc IT phần cứng 

Vị trí công việc IT thuộc phần mềm

Các công việc chuyên về phần mềm:

  • Kỹ thuật viên phát triển phần mềm

  • Lập trình viên

  • Kiến trúc sư nền tảng điện toán đám mây

Mô tả chi tiết công việc IT phần mềm

  • Kiểm tra hệ thống quản lý để kịp thời bảo trì, nâng cấp, sao lưu và đồng bộ cấu hình.

  • Quản lý các hệ thống phần mềm của doanh nghiệp như website, ứng dụng, phần mềm,…

  • Đánh giá kỹ thuật, đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

  • Tham gia nghiên cứu công nghệ mới, áp dụng cải tiến vào các hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy hiệu suất của doanh nghiệp.

  • Quản lý kỹ thuật các thiết bị của doanh nghiệp.

  • Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm, hệ thống thông tin cho nội bộ công ty.

Mô tả chi tiết công việc phần mềm ngành IT là gì

Mô tả chi tiết công việc IT phần mềm 

Triển vọng nghề nghiệp ngành IT. Lương ngành IT có cao không?

Từ thông tin của Cyberstates 2020, từ năm 2020 đã có 12.1 triệu cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực IT – công nghệ. Tưởng chừng như ngành nghề IT đã bão hòa thì ngược lại, lĩnh vực này đang có rất nhiều vị trí tuyển dụng đang chờ đợi các ứng cử viên sáng giá. Ngoài ra bạn có thể tìm thêm nguồn thu nhập thụ động bằng cách:

  • Thực Tập Sinh PHP Developer

  • UI/UX Designer (Junior)

Do tính chất phức tạp của ngành nghề này. Ứng cử viên cho vị trí công nghệ thông tin được yêu cầu về kỹ năng thành thạo kỹ thuật cao, đạt bằng cấp trong ngành khoa học máy tính. Điều này khiến mức lương của họ được ưu ái hơn. Và đương nhiên con số ấy sẽ còn tăng dựa theo thâm niên của họ trong công ty.

  • Mức lương cho sinh viên mới ra trường khoảng 6.000.000 – 7.500.000 VNĐ/tháng.

  • Theo thời gian và khả năng phát triển của từng người, mức lương có thể thăng tiến lên từ 10.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng.

  • Đến khi cá nhân đạt vị trí quản lý, giám đốc đảm nhiệm mảng công nghệ thông tin), mức khởi đầu thấp nhất sẽ là 1500 USD/tháng, tương đương 30.000.000 VNĐ/tháng trở lên.

  • Đối với một IT manager, thu nhập trên 60.000.000 VNĐ/tháng không có gì là bất ngờ.

Mức lương trung bình của một số vị trí trong ngành IT là gì?

Các nhân viên làm ngành IT nhận được nhiều đãi ngộ tốt. 

Yêu cầu dành cho nhân viên ngành IT là gì?

1. Luôn học hỏi

Công việc này đòi hỏi khả năng thích nghi của nhân viên IT đối với tốc độ cải tiến kỹ thuật từng ngày. Thế nên bạn luôn phải nỗ lực để thể hiện kỹ năng của mình.

Những chứng chỉ, bằng cấp về IT sẽ là minh chứng rõ ràng nhất về năng lực của bạn. Tuy nhiên, đây cũng không phải yếu tố tiên quyết. Nhà tuyển dụng vẫn hy vọng ứng viên có thể thể hiện trình độ và năng lực thực tế của mình.

2. Có vốn hiểu biết về công nghệ

Các sản phẩm về công nghệ ngày càng nhiều và trở nên phổ biến. Điều này yêu cầu nhân viên IT phải am hiểu rõ về lĩnh vực mình đang làm để có sự sắp xếp công việc tốt nhất

3. Có kiến thức chung về mạng

Trong quá trinh làm việc với máy tính, chắc chắn các nhân viên IT sẽ gặp những vấn đề liên quan đến mạng. Trong tình huống đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã có những kiến thức nền về mạng để có cách giải quyết hợp lý nhé.

4. Khả năng sắp xếp thời gian linh hoạt

Khối lượng công việc của ngành IT khá lớn, yêu cầu người nhân viên cũng phải tối ưu khả năng làm việc của mình từ những điều đơn giản nhất như biết ưu tiên việc quan trọng, lên lịch làm việc hiệu quả.

5. Ứng dụng kỹ năng đọc tốt

Các bạn theo học ngành IT luôn phải cải thiện kiến thức của mình dựa trên các cập nhật mới của hệ thống. Để học về cơ chế vận hành của một cái mới, bắt buộc các bạn làm việc ngành IT phải đầu tư cho việc đọc và nghiền ngẫm kiến thức.

6. Kết hợp lý thuyết và thực tiễn

Đối với nhân viên IT, việc học quan trọng một thì việc thực hành quan trọng hơn gấp 10 lần. Những kiến thức bạn đã học qua chỉ có hiệu quả khi được áp dụng vào thực tế. Thế nên, hãy vận dụng những gì mình học được nhiều hơn để quen thuộc với các thao tác. Đây cũng là cách để ôn lại những bài học đã qua.

7. Kỹ năng ngôn ngữ

Ngành IT chứa vô vàn thông tin và dữ liệu ở dạng tiếng Anh. Đồng thời, các công ty chuyên về mảng IT thường sẽ có tệp khách hàng từ đa quốc gia Thế nên, việc chuẩn bị trước cho bản thân một nền tảng tiếng Anh tốt là cực kỳ cần thiết.

IT là gì? Yêu cầu dành cho nhân viên ngành IT

Sinh viên học ngành IT luôn phải trong trạng thái trau dồi kiến thức 

Kinh nghiệm tìm việc trong ngành IT là gì?

1. Bằng cấp không phải tất cả

Đối với nhà tuyển dụng, thái độ và kinh nghiệm của nhân viên IT sẽ quan trọng hơn cả bằng cấp. Những kinh nghiệm được đúc kết khi bạn làm việc và học tập trước đó đóng vai trò quan trọng để công ty ra quyết định chiêu mộ bạn.

Vì vậy, hãy tự tin thể hiện khả năng của mình trong buổi phỏng vấn để nhà tuyển dụng nhìn thấy năng lực thực sự của bạn. 

2. Luôn tiếp thu kiến thức mới

Ngành IT thường xuyên có nhiều cải tiến. Để trở thành một nhân viên IT năng động, hãy chắc chắn bạn luôn cập nhật và áp dụng những kiến thức mới nhất. Việc luôn muốn cải thiện kỹ năng sẽ là một điểm cộng lớn khi nhà tuyển dụng nhìn vào.

3. Tham gia các sân chơi lập trình

Sau khi tìm hiểu IT là gì. Bạn nên đăng kí tham gia các cuộc thi lập trình sẽ giúp bạn nâng cao kinh nghiệm và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nếu thể hiện tốt. Có không ít trường hợp doanh nghiệp mời những ứng cử viên tài năng từ những cuộc thi chuyên môn về làm việc.

4. Phát triển kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm được xem là yếu tố đơn giản nhưng lại cần có nhất của nhân viên IT bởi vì ngoài thời gian làm việc với máy móc, họ phải trao đổi công việc với đồng nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao, giao tiếp trong kinh doanh là điều không thể thiếu. Do đó, đừng bỏ quên phát triển kỹ năng mềm song song với kiến thức chuyên môn nhé.

5. Nắm bắt nhà tuyển dụng

Đây được gọi là nghệ thuật phỏng vấn vì bạn sẽ thành công hơn khi hiểu rõ yêu cầu của công việc và mong muốn của nhà tuyển dụng. Trước khi tham gia phỏng vấn, ứng viên nên tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp, vị trí tuyển dụng. Khi đã chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ tự tin hơn và đừng quên hãy linh hoạt trong cách trả lời các câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra.

IT là gì? Kinh nghiệm tìm việc trong ngành IT

Kinh nghiệm tìm việc trong ngành IT 

Tự học lập trình tại nhà như thế nào?

Bạn có thể tự học lập trình tại nhà. Khi bắt đầu, bạn nên tìm hiểu và nắm vững IT là gì thông qua các nguồn uy tín khi tiếp cận kiến thức mới. Dưới đây mà một video tự học lập trình cơ bản dành cho người mới bắt đầu bạn có thể tham khảo.

Có vô vàn chứng chỉ công nghệ thông tin có thể đưa bạn đến cái nhìn khách quan về ngành, Trong đó, CompTIA có thể chứng nhận bạn có khả năng làm việc trung lập dựa trên sản phẩm của các nhà cung cấp.

  • CompTIA IT Fundamentals+ (ITF+): Cung cấp những thông tin cơ bản nhất, phá tan hiềm nghi IT là gì?

  • CompTIA A+, CompTIA Network+ and CompTIA Security+: Xây dựng kỹ năng cốt lõi từ như những chuyên gia máy tính thật thụ.

Ngoài ra, còn một số các chứng chỉ liên quan có thể bổ trợ cho các nghề đặc trưng bao gồm:

Chứng chỉ tự học ngành IT là gì?

Các thiết bị điện tử nắm giữ khá nhiều thông tin quan trọng. 

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiết về IT là gì dành cho các chuyên gia công nghệ thông tin tương lai. 

Làm thế nào để trở thành một lập trình viên giỏi?

Bước 1: Chọn một ngôn ngữ lập trình và xây dựng kiến thức chắc chắn ngay từ nền tảng

Hãy khởi đầu thật chắc chắn với việc xây dựng một ngôn ngữ lập trình chủ lực. Ngoài ra, tìm đọc các nội dung cơ bản trước để hiểu chi tiết về công việc mình làm rồi hẵng tiếp cận những tài liệu nâng cao.

Bước 2: Thực hành từ những việc nhỏ nhất

Bạn có thể lựa chọn xây dựng một trang web nhỏ, các loại ứng dụng di động, tiện ích cá nhân. Khi bắt tay vào thực hành, bạn sẽ nhận ra mình cần phải cải thiện điều gì hoặc cần khắc phục điểm nào.

Bước 3: Nghiên cứu sâu về một framework

Hãy phát triển bản thân ở một dạng framework thuộc phần mềm mà bạn muốn làm việc trong tương lai. Ví dụ như framework cho máy tính/ di động. Tập trung xây dựng kỹ năng chuyên môn ở một lĩnh vực, không nên phân tán sự chú ý vào lúc này.

Bước 4: Tiếp cận công nghệ cơ sở dữ liệu

Công việc tương lai của các nhà phát triển phần mềm sẽ cần đến sự hỗ trợ từ công nghệ cơ sở dữ liệu. Tuỳ vào thời điểm, bạn nên tiếp cận công nghệ phổ biến và phù hợp với vị trí làm việc nhất.

Bước 5: Trải nghiệm thực tế tại một doanh nghiệp

Với những kiến thực trên, bạn đã đủ kỹ năng để tiến hành làm việc. Nên đặt mục tiêu tìm việc phù hợp với khả năng của mình vì bạn vẫn đang ở giai đoạn trải nghiệm và học hỏi thêm kinh nghiệm.

Bước 6: Phát triển cấu trúc viết code bằng cách thực hành

Hãy luyện tập viết những đoạn clean code và good code để có thể xử lý cấu trúc viết tốt hơn.

Bước 7: Mở rộng kiến thức với ngôn ngữ lập trình thứ hai

Việc học thêm một ngôn ngữ lập trình thời điểm này có thể giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn và mở rộng tầm nhìn của mình với các kiến thức mới.

Bước 8: Học – thực hành – phát triển

Tiếp tục với vòng lặp phát triển bản thân. Sau khi tiếp thu kiến thức mới, bạn phải áp dụng những điều mình đã được học, cải thiện và cải thiện qua từng ngày để trở thành một người lập trình viên giỏi.

Please enter your phone number
and we call you back soon

We are calling you to phone

Thank you.
We are call you back soon.

Liên hệ

Hello
Trang chủ
Tin tức
Liên hệ
Xem thêm